Viết lịch sử thời hiện đại là một việc làm đầy mạo hiểm. Nếu những sự kiện chỉ đơn thuần mang tính thời sự, chúng vẫn cần có hàng thập kỷ để có thể đánh giá một cách thấu đáo.
Để chắc chắn rằng bạn đang đánh dấu một sự thay đổi nền tảng trong những ranh giới của xã hội loài người về những điều không thể - những sự kiện xảy ra chỉ một vài lần trong một thế kỷ (trừ những sự kiện như sự sụp đổ của hệ sinh thái) và hiếm khi có người nào có khả năng nhìn thấy vào thời điểm diễn ra sự thay đổi đó.
Điều đó không có nghĩa là bạn đã sai. Bạn chỉ cần đưa ra những bằng chứng thuyết phục nhất, và cả thái độ hoài nghi nhất của mình.
Một cuốn sách vừa xuất bản của David Kirkpatrick, nói về những năm tháng đầu tiên của Facebook, mang tên The Facebook Effect: The Inside Story of the Company That Is Connecting the World (tạm dịch: Hiệu ứng Facebook: Câu chuyện hậu trường của công ty đang kết nối thế giới) đã đưa ra được những bằng chứng đáng khâm phục.
Hơn 6 năm qua, mạng xã hội này đã thu hút 500 triệu người sử dụng, kéo hết về mình một chút thời gian rảnh rỗi của thế giới, và tạo ra những dạng tổ chức mới giữa những người xa lạ.
Hơn nữa, người sáng lập nên Facebook - Mark Zuckerberg - một con người có tư duy và cá tính rất Facebook, đã nhanh chóng trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng toàn cầu. Anh và những cộng sự đa phần đều là những thanh niên trẻ trung, giàu có và có nhiều quyền lực, cũng tràn đầy niềm tin rằng cần phải để cho mọi người biết những gì mình đang làm, với tất cả những gì nhiệt huyết nhất. Cuốn sách đã kể lại câu chuyện đó.
Khi bắt đầu cảm nhận được những phức tạp trong đời sống xã hội của người lớn, Zuckerberg - giờ đây đã trở thành một tỷ phú - gần như thay đổi tư duy về sự mạch lạc của các vai trò trong cuộc sống. Anh cũng bày tỏ rằng tốt hơn là không có những thước phim về cuộc đời của mình trong khi anh vẫn còn tồn tại trong cuộc đời này.
Cho dù Facebook có "đang tọa lạc chễm chệ ở vị trí trung tâm của quá trình tái cấu trúc của chủ nghĩa tư bản" như Kirkpatrick đã phát biểu hay không thì vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ. Tôi nghiêng về thiên hướng ủng hộ chỉ đơn giản bởi vì mạng xã hội có vẻ như là một làn sóng thay đổi hành vi con người. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có những con số nói lên điều đó.
Những nhà tư bản và tập đoàn đầu tư mạo hiểm chủ yếu ném tiền theo cách mà họ không thể định lượng được mới có thể nói lên được sức mạnh của Facebook. Dĩ nhiên vì thế mà trong cuốn sách này đã đặt ra không ít những câu hỏi không có câu trả lời
Liệu sự kết nối trực tuyến trên Facebook có thực sự xác thực hay chỉ đơn thuần là những phút lóe sáng cảm xúc? Cuốn sách của Kirkpatrick đã thể hiện được sự trưởng thành của Facebook từ gọi tên bạn bè, gắn ảnh cho đến tham gia chia sẻ cộng đồng. Thậm chí cả những phong trào xã hội có tầm ảnh hưởng của Facebook bao gồm những phong trào ủng hộ hoặc phản đối những cái xấu. Đó là những hành động kêu gọi sự đáp lại, xa hơn là những lời cam kết tích cực và mang tính tập thể.
Liệu Facebook có nên hướng dẫn những chính sách bảo mật dựa trên những gì người ta bày tỏ rằng là họ muốn như thế hay là căn cứ vào những gì người sử dụng làm? Mọi người thường kêu gào sự bảo mật riêng tư và những biện pháp quản lý chúng nhưng chính Zuckerberg lại nhìn thấy phần đông mọi người đều công khai và chia sẻ trên cộng đồng. Thế câu hỏi đặt ra ở đây là anh ấy cần đem lại cho họ điều gì?
Phải chăng mọi mặt đời sống của chúng ta từ công việc, hôn nhân, lễ giáo gia phong cho đến vấn đề riêng tư và những thầm kín cá nhân đều cần phải công khai hóa cho tất cả mọi người, bao gồm cả những nhà làm quảng cáo?
Cái gì đang quảng cáo trên thế giới này? Google thực sự không có nhiều khác biệt so với công việc marketing trực tiếp từ bao đời nay, trong đó người ta nhận thức rõ một xu hướng yêu thích đối với sản phẩm, và tạo ra một lời "rao hàng". Sự thu hút của Facebook đối với các tập đoàn không phải ở chỗ đơn thuần chỉ là sự quảng cáo thương mại một cách trực diện mà chính là sự chia sẻ truyền nhiệt đam mê và sở thích từ những người bạn với nhau. Đấy mới chính là giá trị sâu sắc vượt trên cả mục tiêu của những quảng cáo thương hiệu đắt đỏ và tốn kém.
Việc những câu hỏi này không thể được trả lời có thể là một chứng cứ cho lịch sử ngắn ngủi của Facebook. Ngay cả việc chúng ta đưa ra những câu hỏi này hoàn toàn nghiêm túc cũng góp phần làm tăng thêm tầm quan trọng ngày càng cao của công ty này.
Nguyễn Thị Thu Hiền dịch từ Forbes