Tìm gia sư: (08)62.774.441 - Tư vấn gia sư: 0987.660.261

Sự tiến bộ học viên là mục tiêu phấn đấu của trung tâm gia sư chúng tôi

- Trung tâm Gia sư Bảng Vàng là tập thể giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề cùng các sinh viên giỏi, có năng khiếu sư phạm đến từ các trường đại học danh tiếng. Với phương châm không chỉ truyền đạt cho học sinh về mặt tri thức mà còn giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhằm giúp cho các em phát triển một cách toàn diện về cả tri thức và đạo đức tạo tiền đề cho sự thành công vượt bậc trong tương lai của con em quý vị.

- Bảng vàng là bảng danh dự lưu danh những người tài đức. Từ xa xưa, tên của các vị vua anh minh, trạng nguyên, hiền tài của đất nước được khắc ghi trên bảng vàng. Ngày nay, bảng vàng tượng trưng cho người thầy tài giỏi, tận tâm cũng là biểu tượng của danh dự, sự thành công và đỗ đạt...


Gia su 1 day kem 2 trung tam gia su 3 gia su tphcm 4 can tim gia su 6 gia sư 7 trung tâm gia sư 8 dạy kèm tại nhà 9 day kem tai nha 10

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư Vấn Chuyên Môn

Gia su, trung tam gia su, day kem, day kem tai nha, gia su hcm, gia su tphcm
Thầy Dũng

Tư vấn tìm gia sư, dạy kèm,
Cô Phương

(08) 62.774.441
0987.660.261 (Hotline)

Tư Vấn Nhân Sự

dạy kèm, gia sư, trung tâm gia sư, gia sư tphcm, gia su tphcm, dich vu gia su, gia su gioi
Gia sư

Gia su, trung tam gia su, day kem, day kem tai nha, gia su hcm, gia su tphcm
Tuyển Dụng

(08) 62.774.441
0987.660.261 (Hotline)
Chia Sẻ

Tweet:
Digg:
Google:
Linkhay:

Số Người Online

Hiện có 842 Khách trực tuyến

72000 người thất nghiệp và trách nhiệm của ngành giáo dục

gia su, trung tam gia su, gia su nu, tim gia su, day kem, gia su su pham, gia su uy tin, gia su tai nha, day kem tai nha, giasu, gia sư, dạy kèm, trung tâm gia sư

Ngành giáo dục đang loay hoay tìm cách đổi mới chưa thành, còn danh sách cử nhân thấp nghiệp vẫng đang dài thêm.

Phát biểu tại Quốc hội sáng nay, ông Nguyễn Thiện Nhân – Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam đã đề cập tới vấn đề đã rất “nóng” trong dư luận thời gian qua, đó là việc đổi mới chương trình – sách giáo khoa.

“Việc đổi mới cần tiếp tục được chuẩn bị kỹ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) của Đảng để có sự thống nhất, đồng bộ, đảm bảo chất lượng; không lãng phí  nguồn lực của nhà nước và xã hội”, ông Nhân nói.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam cũng nhắc tới một con số báo động khác, đó là 72.000 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chưa có việc làm, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ nguyên nhân và thực hiện các giải pháp đồng bộ để tránh lãng phí nguồn lực của gia đình và xã hội.

Số lượng người tốt nghiệp thạc sĩ, đại học, cao đẳng thất nghiệp tới mức kỷ lục: 72.000 người!

Chia sẻ quan điểm với PV Báo Giáo dục Việt Nam về số lượng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng cao, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Ngay từ cuối năm 2004, tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XI, tôi đã báo cáo với Quốc hội nguy cơ lãng phí và thất nghiệp nếu phát triển quy mô đào tạo ĐH không hợp lý. Theo tôi, để giải quyết đúng đắn vấn đề quy mô GDĐH, phải dựa vào ít nhất là ba tham số: Thứ nhất là nhu cầu nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Thứ hai là khả năng hiện tại của nền kinh tế; Thứ ba là khả năng của các trường ĐH.

Về nhu cầu nhân lực, cả nước ta lúc đó có khoảng 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút được tối đa 500.000 lao động, trong đó chỉ cần từ 5 - 7% cán bộ có trình độ đại học, 8% cán bộ có trình độ cao đẳng, 60% công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông.

Giả sử mỗi năm có thêm 10 khu công nghiệp, khu chế xuất và có 10% cán bộ trình độ ĐH, CĐ về hưu cần được thay thế thì chỉ cần đào tạo thêm theo cấp số cộng mỗi năm khoảng 13.000 đến 15.000 cán bộ là đủ, nhưng ngay tại thời điểm đó mỗi năm các trường ĐH và CĐ cả nước đã cho ra trường trên 200.000 người (hiện nay là 400.000 người)”.

GS Thuyết phân tích, về trình độ phát triển kinh tế, năm 2004, nước ta đứng vào hàng thứ 130/175 nước được xếp hạng. Tỉ lệ doanh nghiệp trên số dân của nước ta là 1 doanh nghiệp/800 dân; tỉ lệ tương ứng của Trung Quốc là 1/200; Hoa Kỳ là 1/10; Singapore là 1/4. Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ trên số dân của nước ta đã vượt mức trung bình của thế giới và của cả Trung Quốc (Việt Nam: 129 SV/10.000 dân; toàn cầu: 100/10.000; Trung Quốc: 125/10.000).

Về khả năng của các trường ĐH, tỷ lệ giảng viên/sinh viên ở nước ta là 1/28 (mới chỉ tính SV chính quy, còn nếu tính cả các loại hình đào tạo khác thì có trường tỷ lệ GV/SV lên tới 1/40), trong khi ở các nước phát triển, tỉ lệ này là 1/15 hoặc 1/20. Đầu tư cho giáo dục theo đầu người của nước ta thấp hơn Singapore 16,7 lần, thấp hơn Malaysia 13,5 lần, thấp hơn Thái lan 6,6 lần... trong đó, đầu tư cho khu vực ĐH chỉ bằng 10,2 % tổng đầu tư cho giáo dục.

"Trong chiến lược phát triển GDĐH thời gian qua, sai lầm lớn nhất là chạy theo số lượng. Đáng tiếc là những cảnh báo của tôi không được quan tâm. Ngược lại,  từ sau kỳ họp đó cho đến năm 2010, quy mô GDĐH phát triển ồ ạt nhất, với tốc độ cứ 2 tuần ra đời 1 trường, trong đó hầu hết các trường mới thành lập đều không đảm bảo điều kiện đào tạo. Đào tạo như vậy thì cử nhân ra trường thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Việc mở trường ĐH-CĐ dễ dãi có nguyên nhân từ bệnh thành tích, nhưng dư luận cũng cho rằng không phải không có nguyên nhân từ lợi ích nhóm”, GS Thuyết nhấn mạnh.

Đào tạo tràn lan nhưng không kiểm soát được chất lượng là nguyên nhân chính gây ra con số 72000 người thất nghiệp.

Trở lại với con số mục tiêu trước đây là 400 SV/10.000 dân, GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định, ngành giáo dục đưa ra con số ấy dựa trên thông tin là ở nhiều nước xung quanh ta và trên thế giới con số đi học ĐH là khoảng 400 - 450/10.000 dân, nên mình phải chạy đua theo. Tuy nhiên, tính toán ấy là sai lầm, vì ở nhiều quốc gia chuyện học tập là suốt đời, có nhiều người chỉ học một phần để phục vụ công việc chứ không lấy bằng.

“Ngay từ khi Bộ GD-ĐT đưa ra chỉ tiêu 400-450 SV/10.000 dân, tôi đã nói con số ấy không chính xác nhưng không ai nghe. Nghị quyết của Đại hội XI vẫn xác định 400-450 SV/10.000 dân. Sau đó ít lâu, Chính phủ ký Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, theo đó số sinh viên ĐH Việt Nam trên 1 vạn dân là 400, rút 50 SV so với con số đưa ra ở Đại hội.

Đến 2 năm sau, Chính phủ ra Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020, trong đó chỉ tiêu số SV/10.000 dân được xác định lại là khoảng 256, tức là giảm tới 46% so với chỉ tiêu được xác định trước đó 2 năm. Điều đó càng chứng tỏ chỉ tiêu ban đầu không chính xác, không có một căn cứ khoa học nào cả”, GS Thuyết nói.

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Tiến Luận – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Nguyễn Trãi cho rằng, bằng cấp là thước đo nhưng không phải là yếu tố quyết định thành bại của mỗi con người. Xã hội hiện nay quá nhiều người sính bằng cấp, học tập thì đối phó, trong khi đào tạo của nhiều trường yếu kém, ngành giáo dục quản lý thì lỏng lẻo nên dẫn tới chất lượng đầu ra của cử nhân thấp, thậm chí nhiều người học xong cả thạc sĩ vẫn rất kém.

“Bằng cấp đang bị xã hội hóa, quy trình đào tạo và cấp bằng ở nhiều nơi dễ dãi, cho nên mới xảy ra thực trạng “bằng cấp cao nhưng năng lực thấp”, đó là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp ngày càng tăng cao. Tâm lý sính bằng cấp của nhiều người Việt xuất phát từ cơ chế hành chính bao cấp, xin cho, đa phần các gia đình cũng muốn con em có tấm bằng rồi nhét vào một cơ quan nhà nước, nghiễm nhiên thành “công chức”. Và để có được chức Phó phòng hay Trưởng phòng ở nhiều cơ quan nhà nước thì họ lại phải cố lấy được bằng Thạc sĩ, thậm chí cao hơn nữa. Tâm lý sính bằng cấp đang khiến Việt Nam bị tụt hậu.

Muốn giải quyết được thực trạng này thì phải nhanh chóng thay đổi chương trình đào tạo và có định hướng phân luồng nhân lực ngay từ khi các em học hết cấp THCS và điều chỉnh cấp học cho phù hợp”, TS Luận bày tỏ.

giaoduc.net.vn




Trao đổi - Góp ý - Bình Luận


Nội dung(*)