Tìm gia sư: (08)62.774.441 - Tư vấn gia sư: 0987.660.261

Sự tiến bộ học viên là mục tiêu phấn đấu của trung tâm gia sư chúng tôi

- Trung tâm Gia sư Bảng Vàng là tập thể giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề cùng các sinh viên giỏi, có năng khiếu sư phạm đến từ các trường đại học danh tiếng. Với phương châm không chỉ truyền đạt cho học sinh về mặt tri thức mà còn giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhằm giúp cho các em phát triển một cách toàn diện về cả tri thức và đạo đức tạo tiền đề cho sự thành công vượt bậc trong tương lai của con em quý vị.

- Bảng vàng là bảng danh dự lưu danh những người tài đức. Từ xa xưa, tên của các vị vua anh minh, trạng nguyên, hiền tài của đất nước được khắc ghi trên bảng vàng. Ngày nay, bảng vàng tượng trưng cho người thầy tài giỏi, tận tâm cũng là biểu tượng của danh dự, sự thành công và đỗ đạt...


Gia su 1 day kem 2 trung tam gia su 3 gia su tphcm 4 can tim gia su 6 gia sư 7 trung tâm gia sư 8 dạy kèm tại nhà 9 day kem tai nha 10

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư Vấn Chuyên Môn

Gia su, trung tam gia su, day kem, day kem tai nha, gia su hcm, gia su tphcm
Thầy Dũng

Tư vấn tìm gia sư, dạy kèm,
Cô Phương

(08) 62.774.441
0987.660.261 (Hotline)

Tư Vấn Nhân Sự

dạy kèm, gia sư, trung tâm gia sư, gia sư tphcm, gia su tphcm, dich vu gia su, gia su gioi
Gia sư

Gia su, trung tam gia su, day kem, day kem tai nha, gia su hcm, gia su tphcm
Tuyển Dụng

(08) 62.774.441
0987.660.261 (Hotline)
Chia Sẻ

Tweet:
Digg:
Google:
Linkhay:

Số Người Online

Hiện có 705 Khách trực tuyến

72 nghìn cử nhân thất nghiệp, Bộ giáo dục cắt bớt chỉ tiêu đào tạo

gia su, trung tam gia su, gia su nu, tim gia su, day kem, gia su su pham, gia su uy tin, gia su tai nha, day kem tai nha, giasu, gia sư, dạy kèm, trung tâm gia sư

Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có trách nhiệm chính trong các yếu kém nói trên, và Bộ sẽ phải có thay đổi...

Chỉ tiêu sinh viên đại học giảm từ 450 xuống 200/vạn dân

Buổi chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sang nay “nóng” lên khi Đại biểu Thân Đức Nam – TP Đà Nẵng đề cập đến 72.000 sinh viên tốt nghiệp đại học mà không có việc làm, phải tìm những việc làm không liên quan đến nghề đào tạo của mình và đặt ra câu hỏi trách nhiệm với người đứng đầu ngành giáo dục.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận định, để một số lượng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp đại học cao đẳng chưa có việc làm, qua kiểm điểm thấy có những trách nhiệm sau:

Thứ nhất, trong một thời gian dài mô hình phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục đại học chú trọng về quy mô, số lượng mà chưa chú ý đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Thứ hai, nội dung, chương trình phương pháp dạy học, thi cử của các trường chủ yếu xuất phát từ khả năng hiện có của các nhà trường, tổ chức đào tạo theo khả năng mình có, chưa chú ý chưa có hoạt động thiết thực để tổ chức hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Thứ ba, quy trình mở trường cấp phép hoạt động cho các trường đại học, cao đẳng thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng đến nhu cầu thực tế của xã hội và địa phương. Các chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn trong nước và thế giới. Nội dung đào tạo nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, nhẹ thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ.

“Những yếu kém đó dẫn đến quy mô tuyển sinh và theo đó quy mô sinh viên tốt nghiệp hàng năm tăng lên trong khi chất lượng đào tạo còn thấp và chưa được chú trọng nâng cao. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có trách nhiệm chính trong các yếu kém nói trên”, ông Luận khẳng định.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận trách nhiệm trong việc 72 nghìn cử nhân thất nghiệp.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết, thời gian vừa qua đã có những giải pháp để cải thiện tình hình theo hướng hạn chế việc thành lập các trường đại học, cao đẳng, cải tiến thay đổi quy trình cấp phép thành lập và cấp phép hoạt động, khắc phục tình trạng có trường đại học được thành lập nhưng chưa có cơ sở vật chất, chưa có thầy, cô giáo và đã có chỉ tiêu tuyển sinh đã đào tạo.

“Gần đây chúng tôi đã quy định các trường đại học khi có dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem xét thành lập nhưng sau khi có dự án thành lập để được phép hoạt động thì phải triển khai thực hiện các cam kết trong dự án, phải có cơ sở vật chất, phải có đội ngũ giáo viên cơ hữu của nhà trường thì mới được xem xét để cấp phép đào tạo các chuyên ngành”, ông Luận nói.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng thông tin, Bộ Giáo dục đã rà soát và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kiến nghị và Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu phấn đấu 450 sinh viên/vạn dân trước đây xuống còn trên 200 sinh viên/vạn dân cho nó phù hợp với khả năng, quy mô của mạng lưới.

“Chúng tôi đã chỉ đạo các bộ, ngành, các địa phương rà soát lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, dừng tiếp nhận các hồ sơ, nâng cấp thành lập mới các cơ sở giáo dục. Đã tạm dừng việc bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp cử nhân muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông, chỉ đạo các trường đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo với sự tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp, của các nhà sử dụng lao động và công bố các chuẩn đầu ra của từng chuyên ngành, đã chỉ đạo nhà trường công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng trên các phương tiện đại chúng để học sinh, sinh viên xem xét cân nhắc lựa chọn, để các nhà sử dụng lao động xem xét cân nhắc chất lượng đầu ra và xã hội giám sát. Bộ đã thành lập 2 trung tâm kiểm định chất lượng ở 2 đại học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào mạng lưới kiểm định quốc tế, tăng cường kiểm tra, thanh tra và rà soát việc này”, ông Luận cho hay.

Học và dạy ngoại ngữ không giống ai trên thế giới

Một trong những mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam là hướng tới đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, kỹ năng mềm giỏi để có thể tham gia vào các thị trường lao động trong nước và khu vực, trong đó kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ là một trong các tiêu chuẩn cần thiết trong quá trình hội nhập. Nhưng có một thực tế là trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1400 phê duyệt đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020. Tuy nhiên, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học này, bộ lại quyết định chuyển môn thi ngoại ngữ từ môn thi bắt buộc thành môn thi cộng điểm khuyến khích. Dư luận cử tri cho rằng điều này đã đi ngược lại với xu thế phát triển và hội nhập thế giới, đồng thời lãng phí nguồn kinh phí hàng ngàn tỷ đồng cho đề án dạy và học ngoại ngữ nêu trên.

Lý giải về vấn đề này, Bộ trưởng Luận cho biết: “Trong quá trình xây dựng đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, chúng tôi đã tổ chức những đợt khảo sát các môn học, bậc học có tiếng Anh và ngoại ngữ thì thấy rằng cách dạy, cách học, cách thi ngoại ngữ hiện nay của chúng ta không giống ai trên thế giới. Chúng ta dạy và học chủ yếu là ngữ pháp nên học hết phổ thông cũng không nói được, người ta nói không hiểu nên phải thay đổi cách dạy, cách học, trong khi chưa thay đổi được thì không khuyến khích cách dạy, cách học cũ.

Đội ngũ thầy, cô giáo dạy ngoại ngữ của chúng ta trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa đạt chuẩn, nói không được, nhiều cháu ở thành phố lớn đi học ở các trung tâm phát âm rất giỏi về cô lại chê, đây là một thực tế. Cho nên dứt khoát phải chấm dứt tình trạng nhận được bằng, chứng chỉ tốt nghiệp nhưng không sử dụng ngoại ngữ vào công việc thực tiễn được. Do vậy, chúng tôi phân tích và đi đến quyết định trước mắt cần chỉnh lại, thay đổi cách dạy, cách học ngoại ngữ để đúng hướng mới tăng tốc, chứ không tăng tốc theo hướng cũ”.

Theo Bộ trưởng Luận, hiện nay đang tập trung vào khâu đào tạo lại đội ngũ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ của các nhà trường, làm thật tốt khâu này. Khi nào có một chương trình, bộ sách giáo khoa mới, cách dạy mới, cách học mới, đẩy mạnh theo hướng đó, lúc đó chúng ta sẽ tổ chức việc thi, có thể bắt buộc môn tiếng Anh để đi đúng hướng, đảm bảm đúng hiệu quả của chương trình.

giaoduc.net.vn




Trao đổi - Góp ý - Bình Luận


Nội dung(*)