1. Đặt câu hỏi, dành thời gian để suy nghĩ và sau đó gợi ý câu trả lời
Trong quá trình dạy kèm, việc đặt câu hỏi để kích thích tư duy, giúp học viên học một cách chủ động là phương pháp dạy học rất hiểu quả. Thực tế cho thấy rằng, không phải cứ dành nhiều thời gian để giảng giải là giúp cho học viên hiểu bài, ngược lại còn làm cho học viên mất dần hứng thú học tập. Để biết cách đặt câu hỏi hay, giúp nâng cao hiệu quả của bài giảng hãy xem xét một số gợi ý dưới đây.
Cách đặt câu hỏi: Nên đặt câu hỏi có kết thúc mở để khuyến khích học viên suy nghĩ trả lời, nhưng không nên đặt câu hỏi quá phức tạp cũng như những câu hỏi quá dễ. Cách trả lời câu hỏi giúp cho ta biết được kiến thức nào học viên nắm vững, kiến thức nào học viên còn chưa hiểu. Những câu hỏi hay sẽ giúp học viên rèn luyện kĩ năng phân tích, dự đoán, phân loại, tổng hợp, biện minh, đánh giá những kiến thức đã học. Một số câu hỏi sẽ chấp nhận nhiều câu trả lời đúng nhưng không chấp nhận sự đoán mò.
Thời gian tư duy trả lời câu hỏi: Đối với những câu hỏi khó học viên cần thời gian để suy nghĩ tìm câu trả lời. Giáo viên ở trường thường không có nhiều thời gian để cho học sinh có thể trả lời do thời gian dạy hạn chế, cũng như quá đông học sinh trên lớp nên không thể quan tâm hết từng người một. Trong khi đó dạy kèm sẽ khắc phục được nhược điểm này, phương pháp dạy một thầy một trò và thời gian chủ động sẽ giúp cho học viên có đủ thời gian để suy nghĩ và trả lời những câu hỏi khó.
Gợi ý trả lời: Nếu học viên khó khăn để trả lời câu hỏi, đừng nên đưa ra câu trả lời vội. Hãy gợi ý bằng cách đưa ra các đầu mối, những minh họa vừa đủ để giúp học viên với sự nỗ lực vừa phải có thể tìm ra câu trả lời đúng.
Đơn giản hóa vấn đề: Không nên giải thích dài dòng, phức tạp cho học sinh, hãy giải thích thật ngắn gọn và súc tích. Nên tích cực hướng dẫn vào những việc cần làm, không nên tập trung vào những việc không nên làm. Nếu thấy cần thiết có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau.
Ôn lại bài: Gia sư nên dành một chút thời gian để ôn lại những kiến thức quan trọng của bài học trước để học sinh hệ thống lại kiến thức đã học.
Tập trung: Thời gian dạy kèm là quý giá nên hãy tập trung vào bài học không nên bị cuốn vào những câu chuyện ngoài lề. Tuy nhiên gia sư và học viên cũng không nên quá căng thẳng, hãy giữ không khí vui vẻ nhưng học tập thật nghiêm túc.
3. Kiểm tra và sửa bài tập
Thực ra, khi kiểm tra và phát hiện học viên không hiểu, hay hiểu sai kiến thức, đó được xem là cơ hội dành cho gia sư sử dụng kĩ năng và kiến thức của mình. Khác với giáo viên ở trường, gia sư thường có nhiều thời gian hơn dành cho học viên. Đặc thù của việc dạy kèm là một thầy một trò do đó gia sư là người hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của học viên, cũng những kiến thức nào học viên nắm vững, những kiến thức nào chưa vững cần bổ sung thêm. Gia sư nên khuyến khích học viên tự điều chỉnh và quản lí việc học của mình, hướng dẫn học viên học tập một cách chủ động. Quá trình đó được thể hiện ba bước như sau:
Phát hiện lỗi: Gia sư nên quan sát cận thận những chỗ sai trong cách giải của học viên. Vì nếu những lỗi kiến thức không được điều chỉnh thì sẽ phát sinh ra nhiều những lỗi khác. Tuy nhiên một số lỗi chỉ đơn giản là do bất cẩn, những lỗi này thường rất dễ khắc phục. Những lỗi do hổng hoặc hiểu sai kiến thức thì thường khó sửa sai hơn. Do đó khi phát hiện ra chỗ sai, hãy tích cực giúp học viên tìm ra lỗi, tránh chỉ nói sai và không giải thích gì thêm. Khuyến khích học viên tự tìm ra chỗ sai trong bài giải, nếu học viên không tìm thấy, hãy gợi ý cho đến khi học viên tự tìm ra lỗi.
Tìm cách khắc phục: Phát hiện ra chỗ giải sai, gia sư nên giải thích cho học viên về bản chất thực sự của lỗi đó. Sai cái gì? Vì sao lại sai? Làm sao để sửa sai? Có cách nào giải nào khác? Có cách nào ngắn gọn hơn? Bằng cách thảo luận, gia sư giúp cho cho viên tự tìm ra cách giải đúng. Điều đó sẽ giúp cho học viên tự tin hơn cũng như hiểu bài tốt hơn.
Hoàn thiện cách giải: Trong trường hợp học viên đã cố gắng tìm cách giải mà vẫn không tìm ra lời giải đúng, thì gia sư cần phải can thiệp nhiều hơn. Nhưng nếu học viên vẫn không giải được, bắt buộc gia sư phải hướng dẫn giải chi tiết bài tập đó , nhưng khi giải xong, gia sư nên yêu cầu học viên giải lại cho đến khi có thể tự giải được mà không cần sự hướng dẫn nào thêm.
4. Thảo luận và khen ngợi
Thảo luận dẫn dắt cho học viên tự học sẽ giúp học viên hiểu một cách sâu sắc hơn là sự học thuộc lòng. Khen ngợi lại là cách hiệu quả giúp học viên tự tin hơn và chủ động hơn trong việc học. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu như giữa gia sư và học viên có mối quan hệ tốt đẹp.
Thảo luận: Gia sư nên đặt các câu hỏi thúc đẩy sự sáng tạo, và tư duy của học viên, giúp học viên tự xây dựng kiến thức cho mình. Điều đó sẽ giúp học viên hiểu vấn đề rộng hơn và sâu hơn.
Khen ngợi: Hầu hết gia sư thường quên khen ngợi học viên của mình, một số thường chỉ trích những sai lầm nhiều hơn những lời khen. Chúng ta nên suy nghĩ lại điều này bởi bối cảnh của việc dạy kèm là học tại nhà. Gia đình và học viên rất tin tưởng những lời nhận xét của giáo viên do đó hãy trao cho học viên của mình thêm sự tự tin và sự hứng thú học tập bằng những lời động viên và những lời khen ngợi. Điều đó sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực và hiệu quả hơn.
Một vài chú ý khi khen ngợi: Để có lời khen hiệu quả gia sư hãy nói chính xác những gì học viên đã làm được. Luôn nở nụ cười và thay đổi lời khen trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn thể hiện sự thành thật trong lời khen. Gia sư cũng nên ghi nhận và khen ngợi những sự cố gắng của học viên dù cho sự cố gắng đó vẫn chưa đạt kết quả. Tốt hơn nữa nên ghi nhận những tiến bộ của học viên bằng cách ghi vào sổ liên lạc sau mỗi buổi dạy, sổ liên lạc được trung tâm gia sư Bảng Vàng cung cấp miễn phí cho gia sư, đây cũng là cầu nối hiệu quả giữa gia sư, phụ huynh và trung tâm.
5. Tổng kết và nhắc lại ý chính
Khi kết thúc buổi học nên dành lại thời gian tổng kết và nhắc lại những ý chính đã được học trong bài. Xem xét những ý quan trọng để nhắc nhở học viên chú ý học kĩ, ra bài tập về nhà cũng như chuẩn bị kế hoạch cho buổi học kế tiếp.
Gọi 0987.660.261 để tìm gia sư tốt nhất !