Tìm gia sư: (08)62.774.441 - Tư vấn gia sư: 0987.660.261

Sự tiến bộ học viên là mục tiêu phấn đấu của trung tâm gia sư chúng tôi

- Trung tâm Gia sư Bảng Vàng là tập thể giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề cùng các sinh viên giỏi, có năng khiếu sư phạm đến từ các trường đại học danh tiếng. Với phương châm không chỉ truyền đạt cho học sinh về mặt tri thức mà còn giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhằm giúp cho các em phát triển một cách toàn diện về cả tri thức và đạo đức tạo tiền đề cho sự thành công vượt bậc trong tương lai của con em quý vị.

- Bảng vàng là bảng danh dự lưu danh những người tài đức. Từ xa xưa, tên của các vị vua anh minh, trạng nguyên, hiền tài của đất nước được khắc ghi trên bảng vàng. Ngày nay, bảng vàng tượng trưng cho người thầy tài giỏi, tận tâm cũng là biểu tượng của danh dự, sự thành công và đỗ đạt...


Gia su 1 day kem 2 trung tam gia su 3 gia su tphcm 4 can tim gia su 6 gia sư 7 trung tâm gia sư 8 dạy kèm tại nhà 9 day kem tai nha 10

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư Vấn Chuyên Môn

Gia su, trung tam gia su, day kem, day kem tai nha, gia su hcm, gia su tphcm
Thầy Dũng

Tư vấn tìm gia sư, dạy kèm,
Cô Phương

(08) 62.774.441
0987.660.261 (Hotline)

Tư Vấn Nhân Sự

dạy kèm, gia sư, trung tâm gia sư, gia sư tphcm, gia su tphcm, dich vu gia su, gia su gioi
Gia sư

Gia su, trung tam gia su, day kem, day kem tai nha, gia su hcm, gia su tphcm
Tuyển Dụng

(08) 62.774.441
0987.660.261 (Hotline)
Chia Sẻ

Tweet:
Digg:
Google:
Linkhay:

Số Người Online

Hiện có 79 Khách trực tuyến

Khổ như nhà giáo

gia su, trung tam gia su, gia su nu, tim gia su, day kem, gia su su pham, gia su uy tin, gia su tai nha, day kem tai nha, giasu, gia sư, dạy kèm, trung tâm gia sư

Con gái còn học mầm non, chưa rành mặt chữ, nên cứ mỗi dịp 20-11 (Ngày nhà giáo Việt Nam), vợ chồng tôi lại thay mặt con ghi những lời chúc tốt đẹp nhất gửi kèm món quà tặng cô giáo để dạy con biết tôn sư trọng đạo.

Không chỉ chúc cô giáo luôn vui khỏe, tươi trẻ và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống, chúng tôi không bao giờ quên đề tặng cụm từ “thêm yêu nghề”. Chúng tôi ghi như vậy bởi vì nhận thấy nghề giáo “khổ thấy mồ”, không yêu nghề thì không thể theo nghề lâu dài được.

Cái khổ thứ nhất chắc ai cũng biết, đó là cuộc sống khó khăn do thu nhập thấp. Lương nhà giáo có lẽ chỉ đủ “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, gặp phải mùa tăng giá vùn vụt thì dù khéo đến mấy cũng không khỏi thiếu trước hụt sau. Thầy cô nào muốn cải thiện cuộc sống bằng việc làm thêm thì dạy thêm là thuận tay nhất. Nhưng tiếp xúc với nhiều giáo viên, chúng tôi cũng biết trong thâm tâm mọi người, dạy thêm là chuyện chẳng đặng đừng.

Thu nhập thấp nhưng lại phải chịu áp lực nặng nề từ sự kỳ vọng đối với nghề giáo là cái khổ thứ hai của nhà giáo. Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình “phát triển toàn diện”, còn xã hội lúc nào cũng mang tâm trạng chờ đợi những thế hệ nhân tài kiệt xuất bước ra từ ghế nhà trường. Tất cả sự kỳ vọng ấy được đặt vào đôi vai gầy guộc của nhà giáo. Cho nên mỗi khi một đứa trẻ nào đó có vẻ “yếu yếu” hoặc có hành vi chưa tốt là người ta lại mắng “thầy/cô dạy mày thế hử?”. Thật ra, việc dạy trẻ đâu phải “độc quyền” của chỉ riêng người thầy.

Nhưng cái khổ lớn nhất có lẽ là cái khổ của phận “người mẫu”. Vì người thầy không chỉ “dạy chữ” (kiến thức) mà quan trọng hơn là “dạy người” (nhân cách). Muốn dạy chữ tốt, người thầy chỉ cần nỗ lực nâng cao khả năng chuyên môn là làm được, còn việc dạy người đòi hỏi sự nỗ lực gấp nhiều lần trong suốt cuộc đời. Bởi vì việc dạy trẻ nên người không thể chỉ bằng những lời giáo điều, những lý thuyết suông mà phải qua những câu chuyện có thật, những lời nói và hành vi có thật, những hình mẫu có thật trong thế giới quanh mình. Ở nhà, trẻ học làm theo cha mẹ, còn “người mẫu” của trẻ ở trường không ai khác chính là người thầy.

Làm “người mẫu” là cái khổ lớn nhất bởi lẽ người thầy buộc phải hi sinh nhiều thứ để sắm tròn vai. Này nhé, bước vào trường là phải bắt đầu “giao tiếp sư phạm”, tức là phải chỉn chu tóc tai trang phục, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ ân cần. Còn bước vào lớp thì phải ánh mắt thân thiện, yêu thương. Và nếu có tức điên lên vì học trò “giở chứng” thì cũng cố mà ghìm cơn giận.

Không chỉ vậy, “trách nhiệm người mẫu” của người thầy còn thể hiện qua việc giao tiếp với nhau, nhân viên trong trường, phụ huynh học sinh và nhiều người khác. Lẽ ra những người đồng nghiệp trạc tuổi và thân thiết nhau có thể “mày, tao” thoải mái, nhưng giữa thầy cô thì không được vậy, để học trò khỏi sốc. Vì là “người mẫu” nên người thầy cũng không thể ngồi quán nhậu nhẹt, mặt mũi đỏ gay, nói năng tàm xàm bá láp.

Làm nhà giáo khổ vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu cái nỗi khổ ấy để nhìn nhận giá trị của người thầy không phải qua các giá trị bề ngoài (vật chất, chức vụ, bằng cấp...) mà qua ý nghĩa của công việc “trồng người” cao quý.

THÁI BÌNH

Tuổi Trẻ




Trao đổi - Góp ý - Bình Luận


Nội dung(*)