Tìm gia sư: (08)62.774.441 - Tư vấn gia sư: 0987.660.261

Sự tiến bộ học viên là mục tiêu phấn đấu của trung tâm gia sư chúng tôi

- Trung tâm Gia sư Bảng Vàng là tập thể giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề cùng các sinh viên giỏi, có năng khiếu sư phạm đến từ các trường đại học danh tiếng. Với phương châm không chỉ truyền đạt cho học sinh về mặt tri thức mà còn giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhằm giúp cho các em phát triển một cách toàn diện về cả tri thức và đạo đức tạo tiền đề cho sự thành công vượt bậc trong tương lai của con em quý vị.

- Bảng vàng là bảng danh dự lưu danh những người tài đức. Từ xa xưa, tên của các vị vua anh minh, trạng nguyên, hiền tài của đất nước được khắc ghi trên bảng vàng. Ngày nay, bảng vàng tượng trưng cho người thầy tài giỏi, tận tâm cũng là biểu tượng của danh dự, sự thành công và đỗ đạt...


Gia su 1 day kem 2 trung tam gia su 3 gia su tphcm 4 can tim gia su 6 gia sư 7 trung tâm gia sư 8 dạy kèm tại nhà 9 day kem tai nha 10

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư Vấn Chuyên Môn

Gia su, trung tam gia su, day kem, day kem tai nha, gia su hcm, gia su tphcm
Thầy Dũng

Tư vấn tìm gia sư, dạy kèm,
Cô Phương

(08) 62.774.441
0987.660.261 (Hotline)

Tư Vấn Nhân Sự

dạy kèm, gia sư, trung tâm gia sư, gia sư tphcm, gia su tphcm, dich vu gia su, gia su gioi
Gia sư

Gia su, trung tam gia su, day kem, day kem tai nha, gia su hcm, gia su tphcm
Tuyển Dụng

(08) 62.774.441
0987.660.261 (Hotline)
Chia Sẻ

Tweet:
Digg:
Google:
Linkhay:

Số Người Online

Hiện có 3 Khách trực tuyến

Vật vã kèm con học bài

gia su, trung tam gia su, gia su nu, tim gia su, day kem, gia su su pham, gia su uy tin, gia su tai nha, day kem tai nha, giasu, gia sư, dạy kèm, trung tâm gia sư

Chị Quyên toát hết mồ hôi, nắn nót mãi mới viết xong được chữ mẫu. Thế mà khi nhìn vào vở, bé Linh lại khóc tướng lên và giãy đành đạch bắt đền vì "mẹ làm bẩn vở của con”.

Đối với học sinh tiểu học, vai trò phụ huynh trong việc kèm con học ở nhà rất quan trọng. Ở lứa tuổi này, nhiều trẻ chưa hình thành ý thức tự giác, chưa biết cách sắp xếp thời gian hợp lý nên cha mẹ phải luôn theo sát. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh cảm thấy không dễ dàng khi làm việc này.

Dạy con học mà như... đánh vật

Bé Thu Linh nhà chị Quyên (Giảng Võ, Hà Nội) đang học lớp một. Mỗi chiều, vừa đón con ở trường về là cả nhà chị vội vàng cho bé Linh tắm giặt rồi ăn uống thật nhanh để còn kịp ngồi vào bàn học. Ở nhà chị, không chỉ bé Linh  mà cả hai vợ chồng Quyên cũng "học". Hai mẹ con vừa ê a đánh vần, vừa xoay trần tập viết. Chương trình học của bé Linh chủ yếu là tô chữ và học các con số, lúc đầu chị Quyên nghĩ là đơn giản nhưng thực chất lại không hề dễ.

Chị viết mẫu theo sách rồi cho con tập viết theo. Chữ thường còn dễ, còn chữ hoa thì nhiều khi phức tạp, rối rắm quá nên chị Quyên phải nắn nót mãi mới viết được. Nhìn con chữ uốn lượn lên xuống rất nhiều đường nét mà chị hoa cả mắt, toát hết mồ hôi mới “vẽ” xong được chữ mẫu tương đối giống chữ in trong sách. Thế mà khi nhìn chữ mẹ viết, bé Linh khóc tướng lên và giãy đành đạch bắt đền: "Hu hu, mẹ làm bẩn vở của con rồi”. Nhìn vào vở, chị Quyên phải tự thừa nhận là mình viết xấu quá.

“Mình bây giờ chỉ quen dùng bàn phím máy tính, có mấy khi viết bằng tay nữa đâu, mà lại phải ngồi tập viết các kiểu chữ hoa cải tiến nhiều nét uốn lượn, thấy vất vả như đang cố sáng tác nghệ thuật vậy”, Quyên nói.

Chị Bình ở phố Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng có lần bị cậu con trai 9 tuổi "ăn vạ" thay vì cảm ơn công lao khó nhọc giúp nó giải toán. Hôm đó khi đi học về, cu Khánh mặt mày bí xị, nhăn nhó bảo mẹ: “Mẹ làm toán cho con sai rồi, cô bảo đáp số đúng nhưng cách giải sai nên con vẫn bị điểm kém”. Bình chưng hửng, vì bài toán gây họa đó, tối hôm trước chị phải suy nghĩ đến 30 phút mới tìm ra cách giải để giảng lại cho con. Chỉ vì chị Bình giải theo cách được học ngày xưa, khác với chương trình bây giờ nên cô giáo không chấp nhận.
 
Cũng như chị Quyên, Bình rất vất vả khi kèm con học. Năm nay, cu Khánh học lớp bốn nên lượng bài tập ở nhà khá nhiều, tối nào cũng “ngốn” hết của hai mẹ con gần ba giờ đồng hồ. Nhiều hôm cu Khánh buồn ngủ, ngủ gật cả trên bàn học rồi mà bài tập vẫn chưa làm xong.
 


Học đi đôi với... roi

Sau một học kỳ, nghe cô giáo thông báo con trai mình đứng gần cuối lớp về việc học, vợ chồng anh Hưng (Chương Dương, Hà Nội) rất bực mình vì họ đã thuê gia sư cho con mà kết quả vẫn lẹt đẹt như vậy. Anh Hưng quyết tâm thu xếp thời gian để tự kèm con học. Nhưng tính anh rất nóng nảy nên kèm cặp cu Hoà là một việc đáng sợ đối với cả hai bố con.

Tối nào cũng vậy, đến giờ học của cu Hòa là căn nhà vang lên tiếng quát tháo, nạt nộ ầm ĩ của ông bố, xen lẫn tiếng khóc thút thít của cậu con trai, hàng xóm ở tận cuối dãy cũng nghe rõ. Thằng bé nghe bố quát càng khiếp vía, chẳng chữ nào lọt nổi vào đầu. Nó vừa mếu máo quệt nước mắt vừa cúi gằm mặt cố làm toán, giải đi giải lại 4 - 5 lần mà sai vẫn hoàn sai, khiến ông bố càng điên tiết, mắng chửi to hơn. Có hôm, anh Hưng cầm luôn cái cán chổi vụt vào mông con mấy cái rồi bỏ ra ngoài uống nước, mặc cho cu Hoà ngồi khóc rấm rứt mãi.

Chẳng cần đoán cũng biết sau một thời gian được bố kèm cặp, chẳng những kết quả học tập của Hoà không khá lên được bao nhiêu mà cu cậu còn tỏ ra sợ hãi mỗi khi ai đó nhắc đến chuyện học hành, bài vở của mình.

Chị Nguyễn Hồng Vân ở tập thể Thành Công (Hà Nội) cũng mệt mỏi vì chuyên học hành của Nam, cậu con trai đang học lớp hai vừa nghịch vừa bướng. Tối nào chị Vân cũng phải ngồi cạnh để “canh” cho con học. Tính Nam rất hiếu động, mải chơi nên chỉ cần mẹ không có bên cạnh là Nam dừng bút, gấp vở, tay vớ cái nọ, chân nghịch cái kia. Thế nên, cứ ăn cơm xong là chị Vân phải gác hết mọi việc lại để ngồi “ốp”. Bên cạnh, lúc nào chị cũng để sẵn cái roi làm “động lực” giúp cậu con trai tập trung vào bài.

Một bài chính tả chỉ có 5 dòng mà chị Vân phải đọc trong gần một giờ, Nam mới viết xong. Cứ được vài chữ là cu cậu lại kêu mỏi tay, khát nước hay buồn đi tè… để ngừng học. Rất nhiều lần, chiếc roi của Vân đã phải in mấy vết trên mông cu cậu. "Chẳng biết nhà khác thế nào chứ ở nhà tôi, kèm từng tí một như thế mà thằng bé vẫn không học khá lên được chút nào. Tôi cũng chẳng biết làm thế nào để nó có hứng thú với việc học nữa”.

Cần có một phương pháp khoa học

Theo cô giáo Nguyễn Thị Khánh, Trường Tiểu học Chu Văn An, Hà Nội, đa phần phụ huynh không có kỹ năng sư phạm. Chương trình học hiện nay của trẻ so với thời của  họ đã khác rất nhiền nên việc dạy kèm con học ở nhà không hề dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều lòng kiên nhẫn.

Do đó, nên chú trọng việc động viên, khuyến khích để tạo tâm lý học thoải mái nhất cho con chứ đừng bắt ép hay quát mắng. Trẻ căng thẳng sẽ càng khó tiếp thu bài và chắc chắn sẽ không thể có được kết quả như mong muốn. Đồng thời, cần có sự trao đổi, liên kết chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để tìm ra phương pháp tốt nhất.

Bằng kinh nghiệm của mình, cô Khánh chia sẻ, trong mỗi buổi học, phụ huynh cần đề ra mục tiêu rõ ràng cho con. Ví dụ như với bài tập này, yêu cầu con phải làm xong trong 15 phút, bài kia trong 10 phút. Với quy định thời gian rõ ràng như thế, trẻ sẽ học được cách làm việc hiệu quả, khoa học và tạo thói quen tập trung.

Không nên để trẻ vừa học vừa chơi, kéo dài thời gian quá nhiều đối với một bài tập, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ học tập về sau. Nếu con muốn chơi, hãy ra điều kiện rõ ràng là làm xong bài sớm sẽ được nghỉ chơi. Trong khi kèm con học, phụ huynh nên gợi ý, hướng dẫn cho trẻ tự tư duy và tìm ra kết quả, tuyệt đối không nên làm sẵn, làm hộ cho con tạo thói quen ỷ lại, dẫn đến bị rỗng kiến thức.

Theo cô Khánh, đối với trẻ ở cấp tiểu học, thời gian học ở nhà hợp lý nhất là 90 - 120 phút mỗi tối, ở các lớp cuối cấp (lớp 4, lớp 5) thì có thể lâu hơn nhưng cũng không nên quá 150 phút. Khi đón con từ trường về, phụ huynh nên cho trẻ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tắm rửa rồi ăn cơm sớm, sau đó mới bắt đầu ngồi vào bàn học.

Nên bắt đầu từ 19h30 và kết thúc vào 21h30. Đây là khoảng thời gian trẻ tiếp thu bài tốt nhất. Không nên để trẻ học muộn quá vì sẽ mệt mỏi trong buổi học ở lớp ngày hôm sau. Hai phần ba thời gian đầu, nên hướng dẫn con ôn luyện những nội dung đã học ở lớp, tập trung vào những môn con còn yếu. Thời gian còn lại, hãy giúp con chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Lúc này, hãy để trẻ chọn môn nào yêu thích để tạo hứng thú.

Tùy theo tính cách, ý thức của từng trẻ mà phụ huynh có cách dạy khác nhau. Điều quan trọng là chú ý rèn cho con có ý thức học ngay từ năm lớp một. Khi đã thành nếp thì trong các năm tiếp theo, trẻ sẽ làm rất tốt và cha mẹ cũng đỡ vất vả hơn.

Nhiều bậc phụ huynh có ý nghĩ sai lầm là lớp một mới chỉ là lớp đầu cấp nên cứ để con tự do học theo ý thích theo kiểu vừa học vừa chơi mà không rèn cho trẻ đi vào nề nếp ngay. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học trong những năm tiếp theo. “Ở lớp một, lượng kiến thức chưa nhiều, việc kèm cặp trẻ chủ yếu là rèn về nề nếp, tạo cho trẻ có thói quen học tập tự giác, chủ động, khoa học để làm nền tảng cho các lớp tiếp theo”, cô Khánh nhấn mạnh.




Theo Đất Việt



Trao đổi - Góp ý - Bình Luận


Nội dung(*)